Mở đầu cho tác phẩm nổi tiếng nhất của mình – cuốn sách Những cách thấy vào năm 1972, John Berger không chỉ đưa ra một ý tưởng mà còn là một lời mời để nhìn và biết thế giới khác: “Mối quan hệ giữa những gì chúng ta thấy và những gì chúng ta biết sẽ không bao giờ được giải quyết”, ông viết.
“Xem đêm, càng đêm” diễn ra tại không gian triển lãm của Manzi, số 2 ngõ Hàng Bún, từ ngày 05/07 đến ngày 09/08/2020. Triển lãm bao gồm hai phần nối tiếp nhau theo thời gian là “Xem đêm” và “Càng đêm”.
Có thể bạn chưa biết: Màu xanh lam là một màu cực hiếm trong tự nhiên. Dẫu đó là màu của bầu trời và đại dương tưởng chừng quen thuộc với chúng ta đến vậy, nhưng sự thật là sắc tố xanh da trời khan hiếm đến mức đáng kinh ngạc.
“Khải” mang nghĩa Hán Việt là “một khởi đầu mới suôn sẻ”. Cái tên triển lãm như muốn gửi gắm thông điệp của các nghệ sĩ về việc tạo ra một khởi đầu mới cho việc sử dụng những kĩ thuật truyền thống.
Triển lãm diễn ra tại Không gian triển lãm Manzi, số 2, ngõ Hàng Bún, Hà Nội, từ ngày 22/05 đến ngày 03/06/2020.
Bằng các phương tiện đa dạng, Triển lãm Hình ảnh và Khoảng cách tái hiện những tác phẩm nổi tiếng nhất của Gustav Klimt và Egon Schiele đến với người yêu nghệ thuật, đồng thời đưa ra thông điệp về khoảng cách cũng như khả năng can thiệp của con người đối với tác phẩm nghệ thuật giữa thời đại biến chuyển. Triển lãm diễn ra từ ngày 31/05 đến ngày 31/07/2020 tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA), khu vực B1-R3, Vincom Mega Mall Royal City, 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Dịch từ bài viết của Robin Buick giới thiệu hình mẫu xưởng nghệ thuật (hay xưởng điêu khắc) mà nghệ sĩ này theo đuổi, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng không thể thay thế của ngôn ngữ cổ điển – thứ mà ông cho là nền tảng cho thành tựu văn hóa của châu Âu trong hơn năm trăm năm.
Triển lãm Thép và Vải diễn ra từ ngày 26/05 đến ngày 31/05/2020 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Trong khuôn khổ triển lãm, buổi tọa đàm diễn ra vào 15h chiều ngày 26/05 đã quy tụ nhiều tên tuổi lão làng trong ngành mỹ thuật Việt Nam, bàn về chủ đề “Vai trò của chất liệu trong nghệ thuật đương đại”.
Cách đây ba năm, họa sĩ Bùi Thanh Thủy chuyển từ đất liền đến Hawaii – một hòn đảo nằm giữa Thái Bình Dương, đa sắc tộc và dường như chẳng thuộc về đâu khác. Chị vừa trở lại Việt Nam và mở triển lãm hơn ba mươi bức tranh chủ yếu bằng chất liệu sơn acrylic, đánh dấu một thoát thai trong hành trình sáng tác và trong cuộc đời mình. Triển lãm Thủy diễn ra tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội, từ ngày 19/05 đến 24/05/2020.
Màu xanh lá phổ biến này đã xuất hiện xung quanh chúng ta như một hằng số kể từ lịch sử của loài người (theo như những gì chúng ta biết), vì vậy có vẻ lạ lùng khi nghĩ về nó như một thứ gì đó thuộc về quá khứ. Nhưng thật ra nó có một lịch sử phong phú với nhiều thách thức.
Màu đỏ không chỉ là màu cơ bản trong bảng màu, nó là một màu lâu đời trong lịch sử loài người. Đây là một trong những màu đầu tiên được các nghệ sĩ sử dụng — từ thời tiền sử, và có ý nghĩa đặc biệt đối với các nền văn hóa trên thế giới. Trong lịch sử sắc độ của màu đỏ đã có những thay đổi, từ màu cam đến màu rượu vang đậm.
Sáng tỉnh dậy nghe có thứ gì xanh xao câm nín chồi lên trong lòng, đến khi ra đường mới hiểu là vì sao. Là gió mùa hanh hao và xao xác. Bão về.
Tôi đã muốn viết biết bao về những ngày vui vừa qua, nhưng khi vui nào ai muốn viết. Người ta muốn sống. Tôi ước có thể viết được về những con người dễ thương vô cùng mình đã gặp. Nhưng trong sự đối diện ấy, tôi chỉ muốn nhìn và muốn nghe.