Tiểu luận của tác giả James D. Carney đăng trên Journal of Aesthetic Education, nhằm mục tiêu đưa đến một mô hình phê bình nghệ thuật (tập trung vào nghệ thuật thị giác cụ thể là hội họa) tối ưu có khả năng giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của tính chủ quan cũng như sự khác biệt về khiếu thẩm mỹ.
Dịch từ bài viết của tác giả William Schack trên Virginia Quarterly Review, trong đó tác giả bám vào phương pháp phê bình nghệ thuật của Albert C. Barnes, chỉ ra những khái niệm then chốt, phẩm tính và điểm vượt trội của phương pháp này – trong so sánh với các phương pháp phê bình nghệ thuật khác, và sau cùng không quên chỉ ra những khiếm khuyết của nó.
Thông qua các blog, trang web và phương tiện truyền thông xã hội, ngày càng có nhiều bài viết hơn bao giờ hết về nghệ thuật. Nhưng liệu chúng có bổ sung thêm những hiểu biết có ý nghĩa, hay chỉ là tiếng ồn? Đây là một vấn đề cần tranh luận.
Mở đầu cho tác phẩm nổi tiếng nhất của mình – cuốn sách Những cách thấy vào năm 1972, John Berger không chỉ đưa ra một ý tưởng mà còn là một lời mời để nhìn và biết thế giới khác: “Mối quan hệ giữa những gì chúng ta thấy và những gì chúng ta biết sẽ không bao giờ được giải quyết”, ông viết.
“Xem đêm, càng đêm” diễn ra tại không gian triển lãm của Manzi, số 2 ngõ Hàng Bún, từ ngày 05/07 đến ngày 09/08/2020. Triển lãm bao gồm hai phần nối tiếp nhau theo thời gian là “Xem đêm” và “Càng đêm”.
“Khải” mang nghĩa Hán Việt là “một khởi đầu mới suôn sẻ”. Cái tên triển lãm như muốn gửi gắm thông điệp của các nghệ sĩ về việc tạo ra một khởi đầu mới cho việc sử dụng những kĩ thuật truyền thống.
Triển lãm diễn ra tại Không gian triển lãm Manzi, số 2, ngõ Hàng Bún, Hà Nội, từ ngày 22/05 đến ngày 03/06/2020.
Bằng các phương tiện đa dạng, Triển lãm Hình ảnh và Khoảng cách tái hiện những tác phẩm nổi tiếng nhất của Gustav Klimt và Egon Schiele đến với người yêu nghệ thuật, đồng thời đưa ra thông điệp về khoảng cách cũng như khả năng can thiệp của con người đối với tác phẩm nghệ thuật giữa thời đại biến chuyển. Triển lãm diễn ra từ ngày 31/05 đến ngày 31/07/2020 tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA), khu vực B1-R3, Vincom Mega Mall Royal City, 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Triển lãm Thép và Vải diễn ra từ ngày 26/05 đến ngày 31/05/2020 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Trong khuôn khổ triển lãm, buổi tọa đàm diễn ra vào 15h chiều ngày 26/05 đã quy tụ nhiều tên tuổi lão làng trong ngành mỹ thuật Việt Nam, bàn về chủ đề “Vai trò của chất liệu trong nghệ thuật đương đại”.
Cách đây ba năm, họa sĩ Bùi Thanh Thủy chuyển từ đất liền đến Hawaii – một hòn đảo nằm giữa Thái Bình Dương, đa sắc tộc và dường như chẳng thuộc về đâu khác. Chị vừa trở lại Việt Nam và mở triển lãm hơn ba mươi bức tranh chủ yếu bằng chất liệu sơn acrylic, đánh dấu một thoát thai trong hành trình sáng tác và trong cuộc đời mình. Triển lãm Thủy diễn ra tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội, từ ngày 19/05 đến 24/05/2020.