Dịch từ bài viết của Robin Buick giới thiệu hình mẫu xưởng nghệ thuật (hay xưởng điêu khắc) mà nghệ sĩ này theo đuổi, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng không thể thay thế của ngôn ngữ cổ điển – thứ mà ông cho là nền tảng cho thành tựu văn hóa của châu Âu trong hơn năm trăm năm.
Triển lãm Thép và Vải diễn ra từ ngày 26/05 đến ngày 31/05/2020 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Trong khuôn khổ triển lãm, buổi tọa đàm diễn ra vào 15h chiều ngày 26/05 đã quy tụ nhiều tên tuổi lão làng trong ngành mỹ thuật Việt Nam, bàn về chủ đề “Vai trò của chất liệu trong nghệ thuật đương đại”.
Cách đây ba năm, họa sĩ Bùi Thanh Thủy chuyển từ đất liền đến Hawaii – một hòn đảo nằm giữa Thái Bình Dương, đa sắc tộc và dường như chẳng thuộc về đâu khác. Chị vừa trở lại Việt Nam và mở triển lãm hơn ba mươi bức tranh chủ yếu bằng chất liệu sơn acrylic, đánh dấu một thoát thai trong hành trình sáng tác và trong cuộc đời mình. Triển lãm Thủy diễn ra tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội, từ ngày 19/05 đến 24/05/2020.
Màu xanh lá phổ biến này đã xuất hiện xung quanh chúng ta như một hằng số kể từ lịch sử của loài người (theo như những gì chúng ta biết), vì vậy có vẻ lạ lùng khi nghĩ về nó như một thứ gì đó thuộc về quá khứ. Nhưng thật ra nó có một lịch sử phong phú với nhiều thách thức.
Màu đỏ không chỉ là màu cơ bản trong bảng màu, nó là một màu lâu đời trong lịch sử loài người. Đây là một trong những màu đầu tiên được các nghệ sĩ sử dụng — từ thời tiền sử, và có ý nghĩa đặc biệt đối với các nền văn hóa trên thế giới. Trong lịch sử sắc độ của màu đỏ đã có những thay đổi, từ màu cam đến màu rượu vang đậm.