Sáng tỉnh dậy nghe có thứ gì xanh xao câm nín chồi lên trong lòng, đến khi ra đường mới hiểu là vì sao. Là gió mùa hanh hao và xao xác. Bão về.
Tôi đã muốn viết biết bao về những ngày vui vừa qua, nhưng khi vui nào ai muốn viết. Người ta muốn sống. Tôi ước có thể viết được về những con người dễ thương vô cùng mình đã gặp. Nhưng trong sự đối diện ấy, tôi chỉ muốn nhìn và muốn nghe.
Câu hỏi về sự thật chỉ nằm trong tư duy của con người. Phải xuất phát từ tư duy, phải ở trong tư duy – thì mới đặt ra câu hỏi về sự thật, mới cần phân biệt cái này là thật, cái kia không thật. Ngoài tư duy thì chỉ có đơn thuần tồn tại.
Về tình yêu Có một quan niệm về tình yêu đã chạm đến tôi và làm tôi suy nghĩ rất nhiều: Làm thế nào để yêu và được yêu thực sự? – Đó là hai tâm hồn phải xứng đáng với nhau. Đến giờ tôi vẫn nghĩ là cần phải xứng đáng với – về tâm hồn.
Tôi yêu những cơn mưa. Hình như là thế. Từ bao giờ, tôi không biết. Nhưng mưa cuốn tôi đi, dẫu tôi đang trong căn nhà an trú và nhất là khi tôi đang an trú. Mưa gột rửa những nỗi niềm của tôi, dù chưa thể, chẳng thể đủ sạch. Mưa luôn phá tung một kê đè nào đó để tôi được tuôn chảy.
Từ khoảng đầu năm tôi bắt đầu dồn dập mong muốn chữa lành và thanh lọc bản thân mình. Tôi có đùa năm nay là năm “nhập thất” của tôi, trùng hợp là cũng là năm dịch bệnh và giãn cách xã hội, như vậy là đủ thiên thời địa lợi nhân hòa.
Tôi vốn chưa bao giờ thích viết về tình yêu (hay bất cứ thứ tình gì khác) một cách trực tiếp. Bởi tôi cho rằng tình yêu là thứ để sống nó, trực diện nó – không phải để viết về, nói về nó.
Có lẽ cùng với đời sống ngày càng phức tạp, con người dần học được cách sống chung với những mâu thuẫn. Tôi biết những giới hạn nhưng không có nghĩa tôi chọn yên vị thay vì ròng rã tiến đến gần nó, để rồi lại quay quắt đấu tranh tìm cách vượt qua nó dẫu nỗi bất lực luôn chằm chặp ngay kề.
Trong sự khó khăn tôi luôn cảm thấy một mị lực cuốn hút mình vô cùng. Dù không hề cố ý, nhưng tất cả những lựa chọn quan trọng trong đời tôi đều là đi những con đường khó khăn và mịt mùng.
Truyền thống ở Việt Nam là học để làm quan, và làm quan để “cả họ được nhờ”. Cái học của Nho giáo không chỉ có ý đó, mà là Tam cương lĩnh chỉnh tề, đại ý: tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ, nhưng vào môi trường Việt Nam thì bị khúc xạ…